Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An

http://napc.nghean.gov.vn


TP Hồ Chí Minh: Robot phục vụ làm vui lòng du khách

Mới đây, tại TP.HCM, “cô Ba” bằng robot phục vụ tại một số điểm ăn uống, trung tâm thương mại… khiến nhiều người tò mò, ngạc nhiên, đặc biệt là khách du lịch, kể cả khách quốc tế. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, những con robot kiểu này đã và đang dần phổ biến trong lĩnh vực du lịch.

 

Robot phục vụ thực sự mới lạ ở Việt Nam nhưng sẽ dần phổ biến

Từ nhà hàng đến khách sạn
Tại TP.HCM, cái tên “cô Ba” đã gây chú ý và sự ngạc nhiên cho nhiều du khách tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê… không phải vì một người nào đẹp… như người mẫu. Thay vào đó là “cô gái robot” đầu tiên bước vào phục vụ tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê….
Ở nhiều điểm như quán cơm tấm ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), quán cà phê ở quận Thủ Đức hay trung tâm mua sắm ở quận 2… hình ảnh “cô Ba” xuất hiện, khiến nhiều người tò mò, thích thú.
“Quả là thú vị, không ngờ ở Việt Nam lại có robot phục vụ, với giọng nói gợi cảm, hình ảnh khá thân thiện, đặc biệt là nó lạ lẫm nên cảm thấy thích thú. Không chỉ tôi mà nhiều người khác cũng tò mò về cô Ba này”, chị Thúy, một thực khách đến ăn uống tại một nhà hàng ở quận 1 chia sẻ.
Theo quan sát của PV, robot này biết giới thiệu thực đơn, chạy bàn (di chuyển từ nơi này sang nơi khác) và nhận biết được các vật cản. Tất cả được điều khiển từ xa hoặc tự động. Còn đồ ăn, thức uống thì phải do nhân viên “thật” cung cấp. Bên cạnh đó, robot này khá thông minh, với cài đặt giọng nói chào khách, chúc khách ngon miệng, cảm ơn người dễ thương…
Khi gặp tính huống quấy rối, robot cũng phản ứng: “Hư, má em la”. Được biết, robot “cô Ba” là dự án do nhóm TS Nguyễn Bá Hải, Trưởng Khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và cộng sự (khoảng 10 người) chế tạo, ra mắt cách đây chưa lâu. Để chế tạo ra robot này, nhóm đã mất khoảng thời gian 4 năm với công sức và chi phí hết khoảng 2 tỷ đồng.
Ngoài “cô Ba”, theo tìm hiểu của PV, tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một số robot khác đã “can thiệp” vào các công việc đơn giản của con người. Ví như, tại một quán cà phê ở Hà Nội, chú robot mang tên Mortar cũng là nhân viên chạy bàn có thể hoạt động tới 15 giờ liên tục. Giống như cô Ba nói trên, Mortar có thể mời khách, phục vụ đồ uống, tránh vật cản… nhưng có chi phí sản xuất khoảng hơn 200 triệu đồng.
Tương tự, một robot lễ tân tại Nhà khách An Bình (tỉnh Ninh Bình) cũng do một ekip ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chế tạo với nhiều tính năng ưu việt. Robot này có thể thực hiện một số việc như chào đón và hướng dẫn cho khách khi đến với nhà khách này...

Robot lại làm việc như … người, chào mời đon đả…

Tiếp cận nhanh
Nhìn nhận và phân tích sâu hơn, một số chuyên gia cho rằng, việc đưa robot này vào phục vụ vừa minh chứng cuộc cánh mạng 4.0 đang “tấn công” rõ rệt vào đời sống – xã hội, nhất là phục vụ cho sự phát triển.
Chuyên gia về đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại TP.HCM, TS. Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Việc robot hoạt động trong lĩnh vực du lịch (nhà hàng, quán cà phê, các điểm ăn uống khác…) cho thấy, robot đã hiện diện nhiều hơn trong đời sống xã hội. Thực tế, ngoài sự mới lạ và dù đây là các công việc đơn giản, chỉ đòi hỏi lao động nghề là chính nhưng lại hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này”.
“Hiện nay, khi vào nhiều nhà hàng, quán ăn, thực khách, nhất là khách du lịch lắm khi bực bội với nhân viên phục vụ. Ngoài thái độ chưa tốt thì họ chẳng khi nào niềm nở với khách. Nhất là lúc họ mệt mỏi, khách đông dễ rơi vào trạng thái cáu gắt. Đây chính là nhược điểm của con người, trong khi đó, robot lại làm việc như … người máy, lúc nào cũng giọng nói lập trình đó, chào mời đon đả…”, chuyên gia này phân tích thêm.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Hồng, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho rằng: “Việc sử dụng máy móc (robot) vào kinh doanh dịch vụ không chỉ mang lại hình ảnh mới lạ, khác biệt mà còn tiết kiệm chi phí, tăng năng suất. Ví dụ, một nhân viên, bình quân, họ có thể phục vụ được 8h/ca thì robot có thể phục vụ tới 24/24h. Nó có thể làm gấp 4 - 5 nhân viên, thậm chí còn lớn hơn rất nhiều”.

Dự báo tới đây, robot sẽ can thiệp ngày càng nhiều vào các công việc đơn giản hơn, nhất là các công việc của lao động nghề.

Chuyên gia này lấy ví dụ: Điển hình tại Nhật Bản, một khách sạn ở Tokyo đã hoạt động (từ năm 2015) với 100% nhân viên là robot, từ lễ tân, người xách hành lý, điều chỉnh nhiệt độ, kênh ti vi… cho tới dọn rác thải. Ngôn ngữ được lập trình tại khách sạn này là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Để tăng tính độc đáo và khác biệt, họ còn thiết kế với nhiều robot có hình thù khác nhau như khủng long, búp bê, quả trứng…
“Họ chỉ cần 7 chuyên gia về máy tính, lập trình, duy tu, bảo dưỡng “ẩn” ở phía sau mà thôi. Trong khi đó, chi phí để vận hành lại rẻ hơn rất nhiều, từ đó kéo giảm giá thành của sản phẩm, dịch vụ xuống mức thấp nhất có thể, cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ tương tự. Tại Việt Nam dù chưa nhiều, chưa phổ biến nhưng robot đã bắt đầu hiện diện là quy luật tất yếu của sự phát triển của thời đại công nghệ (4.0)”. 

Thanh Tùng

Robot phục vụ thực sự mới lạ ở Việt Nam nhưng sẽ dần phổ biến

Từ nhà hàng đến khách sạn
Tại TP.HCM, cái tên “cô Ba” đã gây chú ý và sự ngạc nhiên cho nhiều du khách tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê… không phải vì một người nào đẹp… như người mẫu. Thay vào đó là “cô gái robot” đầu tiên bước vào phục vụ tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê….
Ở nhiều điểm như quán cơm tấm ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), quán cà phê ở quận Thủ Đức hay trung tâm mua sắm ở quận 2… hình ảnh “cô Ba” xuất hiện, khiến nhiều người tò mò, thích thú.
“Quả là thú vị, không ngờ ở Việt Nam lại có robot phục vụ, với giọng nói gợi cảm, hình ảnh khá thân thiện, đặc biệt là nó lạ lẫm nên cảm thấy thích thú. Không chỉ tôi mà nhiều người khác cũng tò mò về cô Ba này”, chị Thúy, một thực khách đến ăn uống tại một nhà hàng ở quận 1 chia sẻ.
Theo quan sát của PV, robot này biết giới thiệu thực đơn, chạy bàn (di chuyển từ nơi này sang nơi khác) và nhận biết được các vật cản. Tất cả được điều khiển từ xa hoặc tự động. Còn đồ ăn, thức uống thì phải do nhân viên “thật” cung cấp. Bên cạnh đó, robot này khá thông minh, với cài đặt giọng nói chào khách, chúc khách ngon miệng, cảm ơn người dễ thương…
Khi gặp tính huống quấy rối, robot cũng phản ứng: “Hư, má em la”. Được biết, robot “cô Ba” là dự án do nhóm TS Nguyễn Bá Hải, Trưởng Khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và cộng sự (khoảng 10 người) chế tạo, ra mắt cách đây chưa lâu. Để chế tạo ra robot này, nhóm đã mất khoảng thời gian 4 năm với công sức và chi phí hết khoảng 2 tỷ đồng.
Ngoài “cô Ba”, theo tìm hiểu của PV, tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một số robot khác đã “can thiệp” vào các công việc đơn giản của con người. Ví như, tại một quán cà phê ở Hà Nội, chú robot mang tên Mortar cũng là nhân viên chạy bàn có thể hoạt động tới 15 giờ liên tục. Giống như cô Ba nói trên, Mortar có thể mời khách, phục vụ đồ uống, tránh vật cản… nhưng có chi phí sản xuất khoảng hơn 200 triệu đồng.
Tương tự, một robot lễ tân tại Nhà khách An Bình (tỉnh Ninh Bình) cũng do một ekip ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chế tạo với nhiều tính năng ưu việt. Robot này có thể thực hiện một số việc như chào đón và hướng dẫn cho khách khi đến với nhà khách này...

Robot lại làm việc như … người, chào mời đon đả…

Tiếp cận nhanh
Nhìn nhận và phân tích sâu hơn, một số chuyên gia cho rằng, việc đưa robot này vào phục vụ vừa minh chứng cuộc cánh mạng 4.0 đang “tấn công” rõ rệt vào đời sống – xã hội, nhất là phục vụ cho sự phát triển.
Chuyên gia về đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại TP.HCM, TS. Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Việc robot hoạt động trong lĩnh vực du lịch (nhà hàng, quán cà phê, các điểm ăn uống khác…) cho thấy, robot đã hiện diện nhiều hơn trong đời sống xã hội. Thực tế, ngoài sự mới lạ và dù đây là các công việc đơn giản, chỉ đòi hỏi lao động nghề là chính nhưng lại hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này”.
“Hiện nay, khi vào nhiều nhà hàng, quán ăn, thực khách, nhất là khách du lịch lắm khi bực bội với nhân viên phục vụ. Ngoài thái độ chưa tốt thì họ chẳng khi nào niềm nở với khách. Nhất là lúc họ mệt mỏi, khách đông dễ rơi vào trạng thái cáu gắt. Đây chính là nhược điểm của con người, trong khi đó, robot lại làm việc như … người máy, lúc nào cũng giọng nói lập trình đó, chào mời đon đả…”, chuyên gia này phân tích thêm.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Hồng, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho rằng: “Việc sử dụng máy móc (robot) vào kinh doanh dịch vụ không chỉ mang lại hình ảnh mới lạ, khác biệt mà còn tiết kiệm chi phí, tăng năng suất. Ví dụ, một nhân viên, bình quân, họ có thể phục vụ được 8h/ca thì robot có thể phục vụ tới 24/24h. Nó có thể làm gấp 4 - 5 nhân viên, thậm chí còn lớn hơn rất nhiều”.

Dự báo tới đây, robot sẽ can thiệp ngày càng nhiều vào các công việc đơn giản hơn, nhất là các công việc của lao động nghề.

Chuyên gia này lấy ví dụ: Điển hình tại Nhật Bản, một khách sạn ở Tokyo đã hoạt động (từ năm 2015) với 100% nhân viên là robot, từ lễ tân, người xách hành lý, điều chỉnh nhiệt độ, kênh ti vi… cho tới dọn rác thải. Ngôn ngữ được lập trình tại khách sạn này là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Để tăng tính độc đáo và khác biệt, họ còn thiết kế với nhiều robot có hình thù khác nhau như khủng long, búp bê, quả trứng…
“Họ chỉ cần 7 chuyên gia về máy tính, lập trình, duy tu, bảo dưỡng “ẩn” ở phía sau mà thôi. Trong khi đó, chi phí để vận hành lại rẻ hơn rất nhiều, từ đó kéo giảm giá thành của sản phẩm, dịch vụ xuống mức thấp nhất có thể, cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ tương tự. Tại Việt Nam dù chưa nhiều, chưa phổ biến nhưng robot đã bắt đầu hiện diện là quy luật tất yếu của sự phát triển của thời đại công nghệ (4.0)”. 

Thanh Tùng

Tác giả bài viết: Trần Hải Yến

Nguồn tin: napc.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây